
ABIPHA GROUP TỔ CHỨC HỌP TRÌNH DƯỢC VIÊN OTC KHU VỰC MIỀN BẮC 2020
Theo kế hoạch hàng năm tại Dược phẩm Abipha Group sẽ tổ chức họp mặt Trình Dược Viên để tổng kết đánh giá hoạt động của 6 tháng đầu năm và định hướng kế hoạch bán hàng cho 6 tháng cuối năm. Năm nay, buổi họp được tổ chức từ ngày 19/06 – 20/06/2020.
Tới dự buổi họp có các Trình Dược Viên của các nhãn hàng Abipha, Ginic, Isopharco từ khắp các tỉnh thành của Khu vực Phía Bắc tới tham dự. Sự kiện được tổ chức long trọng tại Khách Sạn Mường Thanh Linh Đàm Hà Nội.
Với mục tiêu mang lại các sản phẩm chất lượng tốt nhất, phù hợp với thị trường và nhu cầu của Khách hàng, các Dược Phẩm Abipha Group đã giới thiệu về các sản phẩm mới được sản xuất tại Nhà máy Công nghệ cao Abipha (GMP – WHO).
Tại buổi họp, các Trình Dược Viên cũng nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ những khó khăn thuận lợi trong giai đoạn vừa qua để hướng tới mục tiêu phát triển hơn trong thời gian tới.
Buổi Gala Diner được tổ chức vào tối ngày 19/06/2020 với mục đích giao lưu, gắn kết đúng với tinh thần của Buổi họp “Kết sức mạnh – Nối thành công”. Tại Gala Diner những Trình Dược Viên xuất sắc cũng được vinh danh và trao phần thưởng.
Ngày 20/06/2020 các Trình Dược Viên được mời tới tham quan Nhà máy Sản xuất Công nghệ Cao Abipha. Là một trong số ít Nhà máy được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất Khu vực Miền Bắc. Trình Dược Viên được đoàn hướng dẫn tại Nhà máy giới thiệu Khu vực R&D, khu vực sản xuất Mỹ Phẩm, khu vực QC, khu vực sản xuất viên cốm bột, khu vực chiết xuất, khu vực phụ trợ, khu vực nang mềm, khu vực thuốc nước….
Sau buổi tham quan tại Nhà máy Công nghệ Cao Abipha, Trình Dược viên đều thấy choáng ngợt với các trang thiết bị hiện đại mà không phải công ty Dược phẩm nào cũng có. Điều quan trọng chính là tận mắt nhìn thấy để luôn có sự tự tin tốt nhất khi giới thiệu đúng về các sản phẩm chất lượng của Dược Phẩm Abipha Group.
Buổi họp kết thúc tốt đẹp, hẹn gặp lại các bạn vào Buổi họp Trình Dược Viên 2021. Hãy cùng mang đến Khách hàng nhưng sản phẩm tốt cho sức khỏe và tạo ra những giá trị tốt nhất cho Ngành Dược Phẩm Việt Nam các bạn nhé.
Tin tức liên quan

ISOPHARCO HỌP VÀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC SẢN PHẨM TRÌNH DƯỢC VIÊN 03 MIỀN
Trong các ngày 21-22, 23-24, 27-28 tháng 03 vừa qua, Công ty TNHH TM ISOPHARCO đã tổ chức họp...ISOPHARCO HỌP VÀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC SẢN PHẨM TRÌNH DƯỢC VIÊN 03 MIỀN
Trong các ngày 21-22, 23-24, 27-28 tháng 03 vừa qua, Công ty TNHH TM ISOPHARCO đã tổ chức họp tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 và đào tạo kiến thức sản phẩm mới cho khối Trình dược viên tại 03 miền Bắc – Trung – Nam.
Thành phần tham gia cuộc họp bao gồm: Ban giám đốc, đại diện của các phòng ban và toàn bộ trình dược viên các tỉnh khu vực thuộc 03 miền.
Tại buổi họp, Ông Phan Thế Kiên – Tổng giám đốc kinh doanh phát biểu:” Năm 2017, khối Kinh doanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao, vượt chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Các sản phẩm mới đang triển khai trên thị trường đến nay đã và đang được khách hàng tin dùng. Kết quả đáng mừng này sẽ là động lực để toàn bộ khối kinh doanh công ty phấn đấu đạt được mục tiêu của năm”
Bên cạnh đó ông không quên nhấn mạnh: “Đội ngũ bán hàng là những người trực tiếp làm ra doanh thu, đóng vai trò quan trong trong việc giới thiệu sản phẩm và truyền tải hình ảnh của Công ty tới khách hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và đặc thù riêng biệt cần sự tư vấn như các sản phẩm dược. Chính vì vậy, Công ty luôn coi trọng vấn đề đào tạo để có được đội ngũ bán hàng không chỉ hoàn thành doanh số mục tiêu mà còn để lại ấn tương tốt đẹp cho khách hàng.”
Cùng với đó, là vinh danh những TDV đã có thành tích xuất sắc trong năm 2017, đây là ghi nhận của Ban lãnh đạo công ty, cũng chính là động lực để mỗi TDV, đoàn kết cố gắng phấn đấu thúc đẩy ISOPHARCO phát triển hơn nữa, trong ngành Dược.
Sau chương trình tổng kết kinh doanh các trình dược viên đã được đào tạo mới cũng như ôn lại về kiến thức sản phẩm. Sau đó, toàn bộ học viên phải trải qua bài kiểm tra kiến thức đã học theo nhóm.
Kết thúc buổi họp và đào tạo căng thẳng. Các buổi tối tại các miền các trình dược viên được tham gia tiệc Gala dinner với nhiều trò vui nhộn, ý nghĩa đồng thời kết nối tình đoàn kết trình dược tại các tỉnh. Cùng phấn đấu quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018.
Buổi họp tổng kết kinh doanh kết hợp đào tạo kiến thức sản phẩm cho khối Trình dược viên tại 03 miền là hoạt động thường xuyên trong chính sách nhân sự của ISOPHARCO nhằm hướng tới gia tăng chất lượng nguồn nhân lực. Hy vọng 2 ngày họp kết hợp đào tạo tại các chi nhánh là cơ hội để TDV được tiếp cận những kiến thức và thông tin hữu ích phục vụ công việc.

HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH 2016 VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH 2017
Ngày 16/12/2016, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức họp tổng kết kinh doanh năm 2016 và...HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH 2016 VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH 2017
Ngày 16/12/2016, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức họp tổng kết kinh doanh năm 2016 và kế hoạch kinh doanh 2017.
Tham dự buổi họp tổng kết có sự góp mặt của ông Trịnh Đình Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty, Ông Phan Thế Kiên – Giám đốc kinh doanh công ty cùng các đại diện của các phòng ban và toàn bộ trình dược viên các tỉnh khu vực phía Bắc.
Mở đầu buổi lễ, Ông Phan Thế Kiên đã tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh doanh của năm 2016 và có những chia sẻ rõ ràng về mục tiêu và định hướng kinh doanh năm 2017. Theo báo cáo tại buổi họp, năm 2016 tuy còn gặp nhiều khó khăn những đội ngũ kinh doanh ISO cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đươc giao, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Đặc biệt, bộ phận kinh doanh đã tích cực chủ động đề xuất ý tưởng, tham mưu cùng với ban giám đốc để đưa ra chính sách bán hàng hợp lí, hấp dẫn. Ngoài ra, sự kết hợp ăn ý giữa phòng Marketing và phòng Kinh doanh cũng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Các sản phẩm mới sau một thời gian đưa ra thị trường đến nay đã và đang được khách hàng tin dùng.
Tiếp theo chương trình Ông Trịnh Đình Anh cũng chia sẻ với đội ngũ kinh doanh về chiến lược, sứ mệnh và tầm nhìn của hệ thống công ty. Hệ thống công ty định hướng trở thành một trong 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam về chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm chất lượng cao từthảo dược thiên nhiên được phát triển trên nền tảng kết hợp tinh hoa y học cổ truyền và hiện đại bằng việc xây dựng 06 nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO và một nhà máy đạt chuẩn PIC/S-GMP, kết hợp mở rộng độ bao phủ, tăng trưởng doanh số, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhằm cam kết mang lại những giá trị tốt nhất với tất cả sự trân trọng và tâm huyết vì sức khỏe con người.
Với sự đồng lòng quyết tâm của tập thể nhân sự khối kinh doanh ISO luôn nỗ lực phấn đấu vì một ISOPHARCO ngày càng phát triển mạnh mẽ, cung cấp những sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình với mục tiêu “Giá trị thực – Hiệu quả thực”.
Một trong những nội dung quan trọng của buổi họp chính là phần vinh danh những cá nhân, tập thể phòng ban đã đạt thành tích xuất sắc với những đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của Công ty trong năm qua. Những giải thưởng đầy ý nghĩa này là sự ghi nhận của Ban lãnh đạo về những thành quả lao động của các nhân sự phòng kinh doanh công ty ISO. Đây chính là động lực to lớn để đội ngũ phòng kinh doanh sẽ cùng nhau quyết tâm làm việc với tất cả tâm huyết của mình cũng như chung tay, đoàn kết xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Thông qua buổi họp, đại diện các phòng ban đã phát biểu, trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thách thức như hiện nay; trao đổi những vấn đề cần được tháo gỡ; để nhằm mục đích cùng nhau xây dựng ISOPHARCO phát triển mạnh và đồng đều. Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trong năm tới.

DU LỊCH VÀ HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH MIỀN TRUNG 2017
Ngày 24 – 26/11/2017, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức chương trình du lịch và họp...DU LỊCH VÀ HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH MIỀN TRUNG 2017
Ngày 24 – 26/11/2017, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức chương trình du lịch và họp tổng kết kinh doanh miền trung năm 2017.
Tham dự buổi họp tổng kết có sự góp mặt của ông Phan Thế Kiên – Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh, Ông Nguyễn Hữu Thăng – Giám đốc chi nhánh miền trung cùng các đại diện của các phòng ban và toàn bộ trình dược viên các tỉnh khu vực miền trung.
Mở đầu buổi lễ, Ông Phan Thế Kiên chia sẻ chính sách và định hướng phát triển kinh doanh năm 2018 với các bộ nhân viên cùng trình dược viên các tỉnh miền trung có thể nắm rõ định hướng phát triển của công ty trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Tiếp theo chương trình Ông Nguyễn Hữu Thăng – Giám đốc chi nhánh miền trung đã tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh doanh của năm 2017. Theo báo cáo tại buổi họp, năm 2017 tuy còn gặp nhiều khó khăn những đội ngũ kinh doanh miền trung đã cơ bản đã hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Tại buổi họp tổng kết, Công ty cũng đã có ghi nhận và vinh danh các trình dược viên xuất sắc và trình dược viên ở các khu vực có mức doanh số tăng trưởng so với năm 2016.
Thông qua buổi họp, đại diện các phòng ban đã phát biểu, trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thách thức như hiện nay. Để tạo động lực phấn đấu và cơ hội giao lưu học hỏi nhằm mục đích cùng nhau xây dựng ISOPHARCO phát triển mạnh và đồng đều, Công ty đã kết hợp chương trình du lịch và họp trình dược viên các tỉnh miền trung để trình dược viên các tỉnh có cơ hội giao lưu gặp gỡ và trao đổi thông tin với nhau, thắt chặc tình đoàn kết cùng chung một mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh miền trung cũng như mục đích phát triển kinh doanh của công ty nói chung.

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương -nguyên nhânhàng...CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương -nguyên nhânhàng đầu của các loại viêm nãocó thể phòng ngừa bằng vắcxintại châu Á và Tây Thái Bình Dương.
Phương thức truyền bệnh
Virút gây VNNB, là một flavivirus,được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, chủ yếulà hai loài Culextritaeniorhynchusvà Culex vishnui. Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.Con người thường chỉ là ký chủngẫu nhiên của virút.
Sự lan truyền virútVNNB xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường gắn liền với sản xuất lúa gạo và thủy lợi . Ở một số vùng của châu Á, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.
Trongkhu vực ôn đới của châu Á, sự lan truyền virút VNNB là theo mùa. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu. Trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, sự lan truyền bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường cómột đỉnh cao trong mùa mưa.
Triệu chứng
Ít hơn 1% số người bị nhiễm virút viêm não Nhật Bản biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng.
Ở những ngườicó các triệu chứng, thời gian ủ bệnh (thời gian từ nhiễm trùng cho đến khi bị bệnh) thường là 5-15 ngày.
Triệu chứng ban đầuthường bao gồm sốt, đau đầu và nôn mửa.
Thay đổitâm trạng, triệu chứng thần kinh, suy nhược, rối loạn vận động có thể phát triển trong một vài ngày .
Động kinhlà phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị cụ thể có hiệu quả cho bệnh nhân bị VNNB nhưng người bệnh cần phải nhập viện để được chăm sóc hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ .
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét…
Biến chứng
20-30% số bệnh nhân có triệu chứng viêm não bị tử vong.Mặc dù một số triệu chứng cấp tính được cải thiện , 30% -50% những người sống sót tiếp tục có biểu hiện rối loạn thần kinh, nhận thức, hoặc triệu chứng tâm thần.
Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng vac xin viêm não Nhật bản. Vac xin được khuyên dùng cho những người du lịch có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố có dịch VNNB lưu hành, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Liều tiêm: ≤ 36 tháng tuổi: 0,5 ml/liều; >36 tháng tuổi: 1 ml/liều. Tạo miễn dịch cơ bản là 3 mũi tiêm dưới da: mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 đến 2 tuần; mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 một năm. Tiêm nhắc lại: 3 năm tiêm 1 liều 1 ml để duy trì miễn dịch. Ngoài ra, cần phối hợp các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt muỗi, gây miễn dịch cho lợn.
BS. Nguyễn Thị Thu Trang (Theo C.D.C)

Chung tay phòng chống kháng thuốc
Việt Nam, một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện sáng kiến...Chung tay phòng chống kháng thuốc
Việt Nam, một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện sáng kiến toàn cầu về phòng chống kháng thuốc, thông qua việc tổ chức hàng loạt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ toàn cầu về tuần lễ truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống kháng thuốc lần thứ tư, từ ngày 12 – 18 tháng 11 năm 2018.
Ban Chỉ đạo Quốc gia Việt Nam về Phòng chống kháng thuốc, là nỗ lực chung giữa Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các Đối tác Một Sức Khỏe cùng nhau kêu gọi các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế, người nông dân, cán bộ thú y, công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp, các trường Đại học và cộng đồng hãy cùng “sử dụng kháng sinh thận trọng”. Kể từ khi phát minh ra kháng sinh, nó được coi như là nền tảng cho y học hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kéo dài và sử dụng kháng sinh không đúng cách cho con người và động vật đã làm gia tăng và lan truyền kháng thuốc (AMR), điều này xảy ra khi các vi khuẩn trở nên kháng với chính thuốc đã dùng để điều trị chúng.
Để đẩy mạnh nỗ lực truyền thông cho các bác sĩ, dược sĩ, bác sĩ thú y và nhân viên y tế trong tương lai về kháng thuốc, một loạt các hội thảo tại một số trường đại học đã được tổ chức trong các ngày từ 13-16 tháng 11/2018.. Với mục tiêu tương tự như vậy, một hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 11 .
Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Quốc Gia về Phòng Chống Kháng Thuốc tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng cuôc chiến phòng chống kháng thuốc là trách nhiệm của mỗi người. Đó là lý do tại sao chúng ta tích cực kêu gọi sự tham gia của các ngành, nghề và tất nhiên, của cả cộng đồng. Công việc này vô cùng quan trọng, tuy nhiên, nó không dừng lại khi tuần lễ truyền thông qua đi. Giải quyết tình hình kháng thuốc là một lĩnh vực ưu tiên ở Việt Nam và cùng với sự hỗ trợ của các đối tác, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy mọi nỗ lực cho đến khi tất cả mọi người không chỉ dừng việc sử dụng sai hay sử dụng quá nhiều mà còn được thông tin đầy đủ để giúp chúng ta chuyển tải thông điệp này”.
Tiếp tục hành động phòng chống kháng thuốc: con đường phía trước
“Việt Nam là một trong ít các quốc gia trong khu vực có cơ chế vững chắc để quản lý tình trạng kháng thuốc. Việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia được ủng hộ trên cơ sở pháp lý. Việt Nam đã thực hiện quyền sở hữu và trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề thông qua việc thực hiện cam kêt chính trị mạnh mẽ của chính phủ, cũng như mối quan hệ làm việc hài hòa được xây dựng giữa nhiều lĩnh vực liên quan và với sự tham gia mang tính xúc tác tiến bộ trên mặt trận phòng chống kháng thuốc” Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Tiến sĩ Albert Lieberg, Đại diện FAO tại Việt Nam, và Tiến sĩ Hirofumi Kugita, Đại diện văn phòng OIE khu vực châu Á Thái Bình Dương đồng nhận định.
Việt Nam có kế hoạch đánh giá việc thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phòng chống Kháng thuốc 2013 – 2020 vào cuối năm nay. Các thảo luận về việc xây dựng kế hoạch hành động tiếp theo đã được tiến hành giữa các lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn với sự hỗ trợ liên tục của WHO, FAO, OIE và các đối tác phát triển khác đang làm việc tại Việt Nam.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng hưởng ứng Lễ phát động cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm năm 2018 (Ảnh: Phòng QLCL&CNTT)
Hãy chung tay với chúng tôi trong cuộc đua ký cam kêt phòng chống kháng thuốc ngay từ bây giờ (sign the pledge now).
Thanh Sơn (Theo FAO)

Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus)...Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm.
1. Bệnh sán lợn là gì?
Bệnh ấu trùng sán lợn thường bị nhiễm do cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau chưa nấu chín là nguồn lây nhiễm chính. Trứng sán dây có trong phân của một người bị nhiễm giun trưởng thành, một tình trạng được gọi là bệnh sán dây.
Nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng vệ sinh và sát trùng cá nhân. điều này bao gồm nấu chín thịt lợn, vệ sinh và thực hành vệ sinh đúng cách, và cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch. Điều trị những người bị bệnh sán dây rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan. Điều trị bệnh khi không liên quan đến hệ thần kinh có thể không cần thiết.
Sán dây lợn đặc biệt phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh. Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị ảnh hưởng. Trong thế giới phát triển nó rất không phổ biến. Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.
2. Nguyên nhân:
Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.
Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Ngoài lợn còn có chó mèo đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn. Loại sán này có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt.
Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sán dây sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.
Ở Việt Nam, do heo được thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít (Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng (Cysticercosis) ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán lợn có thể tồn tại và phát bệnh sau 7, 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt lợn bị bệnh gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.
Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình
3, Cơ chế
Khi xâm nhập, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20×7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.
Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non như say tàu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ… Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.
4. Bệnh sán lợn có thực sự nguy hiểm?
Khi người bệnh mắc phải thì ấu trùng sán lợn gạo từ đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.
- Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
- Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.
- Nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù
5. Triệu chứng nhiễm sán lợn
- Triệu chứng nhiễm sán lợn không rõ rệt. Bệnh chủ yếu gây những triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, …
- Người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.
- Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.
6. Cách phòng tránh bệnh sán lợn
Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành); không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
- Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Không nuôi lợn thả rông.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền Nhiễm

WHO: Bệnh sởi bùng phát ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại
Trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng...WHO: Bệnh sởi bùng phát ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại
Trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi một bác sỹ người Ba Tư định danh được căn bệnh này.
Một bệnh nhi mắc sởi, phát ban ở chân.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là một thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi một bác sỹ người Ba Tư định danh được căn bệnh này vào thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn từ WHO cho biết tính đến hết tháng 3, cơ quan này đã nhận được báo cáo từ 172 quốc gia về 112.163 ca nhiễm sởi trên toàn thế giới, cao hơn hẳn so với con số 28.123 ca của cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, số ca mắc sởi tại châu Phi trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng tới 700% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng tại Madagascar – một trong những nước nghèo nhất Lục địa Đen, từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019, tổng cộng đã có gần 67.000 ca mắc bệnh sởi và hơn 920 trường hợp tử vong.
[New York quy định không tiêm vắcxin phòng sởi bị phạt 1.000 USD]
WHO nhận định xu hướng mắc sởi gia tăng đang diễn ra ở cấp độ toàn cầu và tại cả các quốc giàu có – nơi tỷ lệ tiêm vắcxin thường cao. Chẳng hạn Nhật Bản từng được WHO tuyên bố xóa sổ bệnh sởi, tuy nhiên hơn 200 ca nhiễm sởi được ghi nhận kể từ đầu năm nay. Tương tự, Mỹ cũng ghi nhận hơn 300 ca mắc sởi trong những tháng đầu năm 2019 mặc dù trước đó tuyên bố đã xóa sổ bệnh này từ năm 2000.
Hôm 14/2, WHO cũng đã bày tỏ lo ngại cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang bị thụt lùi trong bối cảnh số ca mắc phải căn bệnh này trên thế giới đã tăng gần 50% trong năm 2018.
Theo thống kê, trong năm 2018, có khoảng 230.000 người bị mắc bệnh sởi và khoảng 136.000 đã tử vong vì căn bệnh này.
Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.
Bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc nước mũi, nước bọt người bệnh. Bệnh sởi có thể gây mất thính lực, rối loạn chức năng não ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh./.