Bệnh tăng huyết áp – Những điều cần biết

Bệnh tăng huyết áp – Những điều cần biết

20 Tháng Sáu, 2019 - 890 lượt xem

Theo tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội tăng huyết áo quốc tế

  • Huyết áp bình thương nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140 mmhg và huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90 mmHg
  • Tăng huyết áp nếu huyết áp động mạch tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmhg và/ hoặc huyết áp động mạch tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg

Bệnh tăng huyết áp được  chia làm 2 loại:

  • Tăng huyết áp thứ phát (hay còn gọi tăng huyết áp triệu chứng nếu tìm được nguyên nhân)
  • Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi tăng huyết áp bệnh nếu không tìm thấy nguyên nhân)

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp triệu chứng phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Theo tổ chức Y tế thế giới tăng huyết áp có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bệnh nhân chưa dấu hiệu tổn thương thực thể nào

Giai đoạn 2: Bệnh nhân có ít nhất 1 trong các dấu hiệu tổn thương sau đây:

  • Dày thất trái, phát hiện được trên lâm sàng, X quang, điện tậm đồ, siêu âm
  • Hẹp động mạch võng mạch, lan rộng hay khu trú
  • Protein niệu và/ hoặc creatinin huyết tăng nhẹ

Giai đoạn 3: Bệnh tăng huyết áp đã gây tổn thương đến các cơ quan khác nhau, thể hiện bằng các triệu chứng như:

  • Ở tim: Suy thất trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
  • Ở não: Xuất huyết não, tiểu não hay thân não,…
  • Ở đáy mắt: Xuất huyết võng mạc xuất tiết có thể có hay không có phù gai thị
  • Ở mạch máu: Phình mạch tách, viêm tắc động mạch
  • Ở thận: Suy thận

Do đó nếu không được quan tâm và theo dõi, điều trị đứng cách để đưa huyết áp về mức bình thường bệnh nhân sẽ rất dễ tiến triển nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Vậy làm thế nào để phòng tránh được bệnh tăng huyết áp?

Như chúng ta cũng đã biết ở trên bệnh tăng huyết áp có thể là bệnh lý hoặc là triệu chứng của bệnh khác gây ra thì chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  1. Kiêng các chất kích thích như : Bia rượu, thuốc lá,..
  2. Chế độ ăn hạn chế muối
  3. Chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt với những người béo thì chế độ ăn nên giảm Calo
  4. Đảm bảo nhịp sinh hoạt, ngủ đủ giấc
  5. Hạn chế căng thẳng
  6. Tập luyện thể dục thể thao
  7. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần

Tin tức liên quan

16.092020

Hiệu quả vượt trội của Propolis M.E.D® – Italy với bệnh lý đường hô hấp

Propolis M.E.D® là keo ong đã được đăng ký bản quyền từ B. Naturl – Italy và được nghiên...
13.112019

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong...
12.112019

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường. Rối loạn...
05.102019

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng trở nên phổ biến...
05.102019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ

Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em...
05.102019

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây...
20.062019

Rối loạn tuần hoàn não và cách phòng tránh

Thế nào rối loạn tuần hoàn não? Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một...
20.062019

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gút

Bệnh Gút là gì? Bệnh Gút (gout) là một loại viêm khớp đặc trưng, là căn bệnh rối loạn...