CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ

20 Tháng Sáu, 2019 - 1128 lượt xem

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương -nguyên nhânhàng đầu của các loại viêm nãocó thể phòng ngừa bằng vắcxintại châu Á và Tây Thái Bình Dương.

Phương thức truyền bệnh

Virút gây VNNB, là một flavivirus,được truyền sang người qua vết đốt của muỗi  bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, chủ yếulà hai loài Culextritaeniorhynchusvà Culex vishnui. Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.Con người thường chỉ là ký chủngẫu nhiên của virút.

Sự lan truyền virútVNNB xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường gắn liền với sản xuất lúa gạo và thủy lợi . Ở một số vùng của châu Á, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.

Trongkhu vực ôn đới của châu Á, sự lan truyền virút VNNB là theo mùa. Bệnh  thường bùng phát  vào mùa hè và mùa thu. Trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, sự lan truyền bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường cómột đỉnh cao trong mùa mưa.

Triệu chứng

Ít hơn 1% số người bị nhiễm virút viêm não Nhật Bản biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng.

Ở những ngườicó các triệu chứng, thời gian ủ bệnh (thời gian từ nhiễm trùng cho đến khi bị  bệnh) thường là 5-15 ngày.

Triệu chứng ban đầuthường bao gồm sốt, đau đầu và nôn mửa.

Thay đổitâm trạng, triệu chứng thần kinh, suy nhược, rối loạn vận động  có thể phát triển trong một vài ngày .

Động kinhlà phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị cụ thể có hiệu quả cho bệnh nhân bị VNNB nhưng người bệnh cần phải nhập viện để được chăm sóc hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ .
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét…

Biến chứng

20-30% số bệnh nhân có triệu chứng viêm não bị tử vong.Mặc dù một số triệu chứng cấp tính được cải thiện , 30% -50% những người sống sót tiếp tục có biểu hiện rối loạn thần kinh, nhận thức, hoặc triệu chứng tâm thần.

Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng vac xin viêm não Nhật bản. Vac xin được khuyên dùng cho những người du lịch có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở  nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố có dịch VNNB lưu hành, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Liều tiêm: ≤ 36 tháng tuổi: 0,5 ml/liều; >36 tháng tuổi: 1 ml/liều.  Tạo miễn dịch cơ bản là 3 mũi tiêm dưới da: mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 đến 2 tuần; mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 một năm. Tiêm nhắc lại: 3 năm  tiêm 1 liều 1 ml để duy trì miễn dịch. Ngoài ra, cần phối hợp các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt muỗi, gây miễn dịch cho lợn.

BS. Nguyễn Thị Thu Trang (Theo C.D.C)

Tin tức liên quan

25.062020

ABIPHA GROUP TỔ CHỨC HỌP TRÌNH DƯỢC VIÊN OTC KHU VỰC MIỀN BẮC 2020

Theo kế hoạch hàng năm tại Dược phẩm Abipha Group sẽ tổ chức họp mặt Trình Dược Viên để...
22.012020

THƯ CHÚC TẾT CANH TÝ 2020

 
20.062019

ISOPHARCO HỌP VÀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC SẢN PHẨM TRÌNH DƯỢC VIÊN 03 MIỀN

Trong các ngày 21-22, 23-24, 27-28 tháng 03 vừa qua, Công ty TNHH TM ISOPHARCO đã tổ chức họp...
20.062019

HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH 2016 VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH 2017

Ngày 16/12/2016, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức họp tổng kết kinh doanh năm 2016 và...
20.062019

DU LỊCH VÀ HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH MIỀN TRUNG 2017 

Ngày 24 – 26/11/2017, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức chương trình du lịch và họp...
20.062019

Chung tay phòng chống kháng thuốc

Việt Nam, một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện sáng kiến...
20.062019

Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm  ở mô gây ra bởi ấu trùng  (cysticercus)...
20.062019

WHO: Bệnh sởi bùng phát ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

Trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng...