Đàn ông hãy ăn đậu phụ thoải mái, đừng lo ‘mất giống’
24 Tháng Ba, 2019 - 883 lượt xem
Hầu hết đàn ông đều được “tuyên truyền” ăn đậu phụ sẽ làm giảm số lượng tinh binh, ảnh hưởng chất lượng sinh sản. Thông tin cho rằng đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không mới. Tuy nhiên cho đến nay, đây vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi và có rất ít sự đồng thuận từ nhiều nghiên cứu.
Ban đầu, những nghiên cứu trên chuột cho thấy, những con chuột đực dùng nhiều isoflavones (hợp chất có nguy cơ bị rối loạn sinh sản cao hơn. Trên người, nghiên cứu về “tác hại” của đậu nành với sức khoẻ sinh sản nam giới được nhiều người biết đến là của TS Jorge Chavarro cùng các cộng sự tại Trường Y tế Công cộng Harvard ở Boston, Massachusetts, Mỹ.
Nhóm nghiên cứu làm thí nghiệm với 100 cặp đôi, trong đó yêu cầu các ông chồng cung cấp chỉ số cân nặng, chiều cao, các mẫu tinh dịch và hoàn tất bảng câu hỏi về 15 loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như súp miso, đậu phụ, sữa đậu nành… trong vòng 3 tháng trước đó.
Đến nay, chưa có bằng chứng chứng minh đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các quý ông
Kết quả cho thấy những người đàn ông tiêu thụ một nửa khẩu phần ăn có nguồn gốc đậu nành mỗi ngày sẽ có trung bình 65 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, trong khi người bình thường ở mức 80-120 triệu con. Tuy nhiên vị chuyên gia này cung cấp thêm, đàn ông ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… tiêu thụ nhiều đậu nành hơn những người tham gia thử nghiệm nhưng vẫn không phát hiện bất thường về số lượng tinh trùng cũng như chất lượng sinh sản.
TS Jorge Chavarro thừa nhận, mối liên hệ giữa đậu nành và số lượng tinh trùng trong nghiên cứu của ông có thể có được do hầu hết những người tham gia đều bị thừa cân hoặc béo phì (chiếm 72%) khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn so với bình thường. Hệ thống y tế quốc gia của Anh cũng nhấn mạnh, đây chỉ là nghiên cứu cắt ngang, đồng nghĩa không thể thiết lập được mối liên hệ nhân quả giữa chất lượng tinh trùng và chế độ ăn uống.
Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?
Tin tức liên quan
05.102019
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHỨNG MẤT NGỦ
Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc...
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHỨNG MẤT NGỦ
5 Tháng Mười, 2019 - 1187 lượt xem
Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Mất ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam, người cao tuổi nhiều hơn người trẻ. Người bệnh thường có những biểu hiện: giấc ngủ chập chờn, hay thức giấc và rất khó ngủ lại khiến chất lượng cuộc sống, sức khỏe giảm sút, nhất là người già.
Sau đây một số nguyên nhân gây mất ngủ cần biết:
1. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát
Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.
Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần
2. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát
Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.
Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).
3. Các bệnh lý tâm thần kinh
Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.
Stress căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mãn tính
Stress là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ
4. Dược phẩm
Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…
Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
5. Một số yếu tố khác
– Thức uống năng lượng: hiện nay có một vài thức uống năng lượng có liên quan đến caffein trong đồ uống, kích thích hệ thần kinh trung ương.
– Rượu: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều lần một tuần thường dễ bị các vấn đề về giấc ngủ.
– Phụ nữ độ tuổi mãn kinh: Nghiên cứu mới tại Đại học bang Pennsylvania cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Các phàn nàn phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể. Họ thường thưc dậy vào ban đêm.
– Hệ thống miễn dịch yếu:Một hệ miễn dịch yếu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Chứng mất ngủ một phần do bệnh tật mà ra
– Xem chương trình truyền hình : xem nhiều tập liên tiếp của cùng một chương trình truyền hình trong một thời gian liên tục sẽ có hiện tượng mất ngủ vì chương trình truyền hình thường hồi hộp, người xem phải hoàn toàn đắm mình trong cốt truyện.
Kết quả là, sự tương tác chuyên sâu với nội dung truyền hình có thể yêu cầu thời gian phục hồi lâu hơn để buồn ngủ. Điều này có thể gây mất ngủ.
Cách khắc phục
Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ.
Cụ thể là:
– Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều.
– Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi.
– Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
– Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
– Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
– Ngủ trưa nếu cần : Một giấc ngủ ngắn 10 phút có thể khiến bạn tỉnh táo hơn. Giấc ngủ trưa chỉ cần từ 15 đến 45 phút là vừa ddue, ngủ quá nhiều buổi trưa sẽ khiến giấc ngủ tối của bạn trở nên khó khăn hơn.
– Ngoài ra người cao tuổi phải điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Hay điều trị khi bị hen suyễn , tiểu đêm…Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.
– Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Một số trường hợp mất ngủ dài không rõ nguyên nhân cần đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?
05.102019
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em...
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
5 Tháng Mười, 2019 - 25867 lượt xem
Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em phụ nữ và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết nhưng không phải ai cũng hiểu hết và có cách khắc phục nó chị em hãy cùng tìm hiểu để khắc phục nhé.
Khi nào phụ nữ thiếu nội tiết tố
– Thiếu hụt nội tiết tố nữ sau sinh: trong thời gian mang thai, nội tiết tố của cơ thể tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian, lượng nội tiết lại giảm đi rõ rệt khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nội tiết tố và xuất hiện các dấu hiệu như khô da, nám da, tóc rụng…
– Thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ từ 30 trở lên: sau 30 tuổi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu rõ rệt, kéo theo đó sự suy giảm của của buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố nữ. Những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ sẽ biểu hiện rõ qua da, thói quen sinh hoạt, cảm xúc… – Thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh: sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung khiến cho lượng estrogen được tiết ra ngày càng ít. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều dấu hiệu khó chịu thường gặp ở chị em phụ nữ giai đoạn này: nếp nhăn, nám da, bốc hỏa, giảm ham muốn.
– Phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa như: Viêm nhiễn cổ tử cung, âm đạo … cũng là nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố.
Ngoài ra có 1 số tác nhân bên ngoài:
-Một số loại thuốc tránh thai có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố.
-Áp lực tinh thần quá lớn khiến lượng nội tiết phụ nữ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng, stress, ít ngủ kéo dài gây suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có estrogen. Kết quả sẽ dẫn đến tăng cân, gây chóng mặt , nóng bừng… vùng kín khô khan, giảm ham muốn, loãng xương…
-Dung nạp vào cơ thể quá nhiều hóa chất độc hại
Thức ăn bẩn, nhiều thuốc trừ sâu, môi trường, vật dụng, mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại… cũng là yếu tố có thể làm rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Nếu bạn thích gắn bó với thức ăn đóng hộp, nguy cơ càng cao vì hầu hết các loại hộp chứa thực phẩm được phủ một lớp nhựa có chứa bisphenol A, chất hóa học có thể làm rối loạn estrogen trong cơ thể.
Hậu quả của mất cân bằng nội tiết tố nữ
Việc thiếu hụt hoặc suy giảm nồng độ estrogen là hệ quả của quá trình lão hóa tất yếu không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách làm chậm quá trình lão hóa và bổ sung estrogen đúng đắn, người phụ nữ sẽ chế ngự được những rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý mà cơ thể gặp phải.
Cách bổ sung nột tiết tố khoa học
Duy trì lối sống khoa học giúp cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh
– Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học: Để lão hóa không đến sớm khiến cho lượng estrogen trong máu sụt giảm nhiều ngay khi còn trẻ, chị em cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, tránh stress, không thức khuya sau 11 giờ, duy trì giấc ngủ đầy đủ từ 7-8h mỗi ngày, giữ cho tinh thần thoải mái và luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý, tránh tập quá nặng.
– Thực hành một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Bằng cách hạn chế béo, ngọt và thay vào đó là ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ, giàu vitamin C như: kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, chuối, măng tây, cà rốt, súp lơ, ngô, đậu… bổ sung các thức ăn giàu caroten như: ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải đường, rau bồ công anh, bắp cải, bí đỏ… và các thực phẩm giàu vitamin nhóm B: gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ sẽ rất tốt trong việc tăng cường estrogen.
Đặc biệt, tập trung lựa chọn các thực phầm chứa chất tương tự estrogen trong cơ thể phụ nữ, giúp tăng estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên như: các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây…
Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và khoa học, phụ nữ hiện đại hoàn toàn có thể lựa chọn các giải pháp bổ sung nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu hụt và suy giảm nội tiết tố nữ estrogen. Hiện tại, có 2 cách bổ sung nội tiết tố estrogen phổ biến:
– Bổ sung estrogen tổng hợp: (thuốc Tây): là cách bổ sung estrogen trực tiếp, nhanh chóng nhất mà bất cứ phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng mua về dùng thông qua đường tiêm truyền hoặc uống. Tuy nhiên, hiệu quả tức thì đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ không mong muốn như: dị ứng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nguy hiểm hơn, nếu dư thừa lượng estrogen tổng hợp mà không có khả năng tự đào thải, có thể gây ung thư, gây đột quỵ… Vì vậy cần thận trọng, phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Có những trường hợp không được phép xử dụng như phụ nữ trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh ung bướu, tim mạch, gan…
– Bổ sung estrogen từ thảo dược tự nhiên: Việc sử dụng thảo dược giúp cơ thể tự sản sinh estrogen là hướng đi an toàn và hiệu quả hiện nay thay cho các liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp. Và trong số các dược liệu được sử dụng tăng cường estrogen hiện nay thì Sâm tố nữ đã trở thành trung tâm của các đề tài nghiên cứu, chứng minh công dụng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên an toàn, nhanh chóng và vượt trội, cải thiện đáng kể các triệu chứng tiêu cực do thiếu hụt estrogen mang lại”.
Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?
Copyright (c) 2019. ISO PHARCO. All rights reserverd.