NGUYÊN NHÂN GÂY  RỐI  LOẠN  MỠ  MÁU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

5 Tháng Mười, 2019 - 4150 lượt xem

Sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng trở nên phổ biến gây ra những phiền toái, thậm chí nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn mỡ máu và có cách nào để phòng tránh căn bệnh máu nguy hiểm này không?

1. Rối loạn mỡ máu do tuổi tác và giới tính
Thật bất ngờ khi tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến nguyên nhân rối loạn mỡ máu. Các bác sĩ đã nghiên cứu và chứng minh rằng Estrogen ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu. Nữ giới đang trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu này càng ngày càng tăng và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.

2. Bệnh béo phì
Đây chính là một lý do rất quan trọng để bạn thực hiện giảm cân ngay nếu bạn đang thừa cân đấy! Các nhà nghiên cứu phân tích, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt, các chất béo thường hay xuất hiện tập trung ở vùng bụng của bạn thay vì ở phần ngực hay hông, đùi.

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn mỡ máu

3. Rối loạn mỡ máu do chế độ ăn không lành mạnh
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể khiến mức cholesterol tăng . Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng. Thực phẩm đóng gói, đồ hộp chứa dầu
dừa, dầu cọ, bơ ca cao cũng có thể chứa hàm lượng chất béo cao.
Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp nhiều hoa quả, rau xanh, các loại thực phẩm ít chất béo để giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, tránh được bệnh tật.

4. Thường xuyên căng thẳng, stress
Stress ( căng thẳng) là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh hiện nay. Hàm lượng mỡ trong máu cao cũng xuất phát từ thủ phạm này.
Những khi mệt mỏi hay gặp phải áp lực lớn từ công việc, người ta có xu hướng ăn nhiều hơn và tập thể dục ít lại, uống rượu và sử dụng các chất kích thích nhiều hơn. Tất cả những việc trên trực tiếp dẫn đến việc hàm lượng mỡ máu tăng lên nhiều hơn.

5. Ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu thiếu hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL – tăng khả năng bệnh tim), giảm HDL hoặc cholesterol tốt.
– Chính vì thế nếu ít vận động cũng sẽ khiến mỡ máu tăng cao. Chịu khó tập thể dục thể thao là việc khuyên làm đầu tiên, vận động nhiều vừa khiến cơ thể khỏe mạnh lại vừa loại bỏ nguy cơ mỡ máu cao

6. Hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.

7. Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc giảm hoạt động tuyến giáp có thể khiến lượng mỡ trong máu tăng cao.
Ngoài ra một số thuốc như như estrogen, thuốc trị HIV cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

8. Tiền sử từ gia đình
– Các gen di truyền
– Bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).

Phòng tránh rối loạn mỡ máu từ chính thói quen của bạn

Ngoại trừ những yếu tố không thể thay đổi được thì rối loạn mỡ máu có thể được phòng tránh qua việc điều chỉnh lối sống:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

 

Chúng ta cần giảm chất béo (lipid) trong thực đơn hàng ngày. Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày là đạt chuẩn.

Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu ô-liu, dầu cải, dầu lạc,… giúp giảm nồng độ LDL cholesterol trong máu. Ngoài ra, nhóm hạt có vỏ cám như yến mạch có thể giảm cholesterol xuống đáng kể. Vì vậy, những người có nguy cơ rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao được khuyến cáo nên ăn gạo lức để giảm lượng cholesterol trong máu.

Nói không với thuốc lá – giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu

Tăng lượng chất đạm nhưng cần cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Nên dùng cá 3-5 lần/tuần, các loại đậu, sản phẩm từ đậu tương, đạm ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn.

2. Không hút thuốc

Thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch làm tăng triglyceride và cholesterol gây hại cho cơ thể. Đây là sản phẩm chuyển hóa lipid của cơ thể gây rối loạn chuyển hóa lipid.

3. Thường xuyên tập thể dục

Thể dục thể thao đều đặn như chạy bộ, đạp xe,…sẽ giúp duy trì sức dẻo dai cho cơ thể. Mỗi ngày nên dành từ 45 phút đến 1 tiếng để luyện tập. Xây dựng thời khóa biểu cho việc luyện tập và cố gắng thực hiện đúng lịch trình đề ra.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và làm xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu sớm của rối loạn mỡ máu và kịp thời điều trị, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây  biến chứng.

Tin tức liên quan

16.092020

Hiệu quả vượt trội của Propolis M.E.D® – Italy với bệnh lý đường hô hấp

Propolis M.E.D® là keo ong đã được đăng ký bản quyền từ B. Naturl – Italy và được nghiên...
13.112019

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong...
12.112019

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường. Rối loạn...
05.102019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ

Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em...
05.102019

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây...
20.062019

Rối loạn tuần hoàn não và cách phòng tránh

Thế nào rối loạn tuần hoàn não? Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một...
20.062019

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gút

Bệnh Gút là gì? Bệnh Gút (gout) là một loại viêm khớp đặc trưng, là căn bệnh rối loạn...
20.062019

Cảnh báo tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa khi hè đến

Thời tiết vào hè nóng nực khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, nếu trẻ ăn vào dễ gây...