NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH  TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

5 Tháng Mười, 2019 - 1799 lượt xem

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Sau đây là các biến chứng bệnh tiểu đường type 2 bạn cần biết.

Biến chứng cấp tính

  • Nhiễm toan ceton
  • Huyết áp hạ, nhịp tim nhanh.
  • Có thể hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Hạ đường huyết: do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc do uống thuốc hạ đường huyết lúc đói hoặc bỏ bữa.

Biến chứng mạn tính

Biến chứng tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Biến chứng thận

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Bệnh thần kinh

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao.
Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

Biến chứng về thị giác

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.
Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.
Các biến chứng trong thời kỳ mang thai
Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

Tin tức liên quan

16.092020

Hiệu quả vượt trội của Propolis M.E.D® – Italy với bệnh lý đường hô hấp

Propolis M.E.D® là keo ong đã được đăng ký bản quyền từ B. Naturl – Italy và được nghiên...
13.112019

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong...
12.112019

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường. Rối loạn...
05.102019

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng trở nên phổ biến...
05.102019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ

Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em...
20.062019

Rối loạn tuần hoàn não và cách phòng tránh

Thế nào rối loạn tuần hoàn não? Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một...
20.062019

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gút

Bệnh Gút là gì? Bệnh Gút (gout) là một loại viêm khớp đặc trưng, là căn bệnh rối loạn...
20.062019

Cảnh báo tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa khi hè đến

Thời tiết vào hè nóng nực khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, nếu trẻ ăn vào dễ gây...