NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ

5 Tháng Mười, 2019 - 25761 lượt xem

Rối loạn nội tiết tố nữ thường gây những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống của chị em phụ nữ và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết nhưng không phải ai cũng hiểu hết và có cách khắc phục nó chị em hãy cùng tìm hiểu để khắc phục nhé.

Khi nào phụ nữ thiếu nội tiết tố

Thiếu hụt nội tiết tố nữ sau sinh: trong thời gian mang thai, nội tiết tố của cơ thể tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian, lượng nội tiết lại giảm đi rõ rệt khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nội tiết tố và xuất hiện các dấu hiệu như khô da, nám da, tóc rụng…

Thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ từ 30 trở lên: sau 30 tuổi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu rõ rệt, kéo theo đó sự suy giảm của của buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố nữ. Những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ sẽ biểu hiện rõ qua da, thói quen sinh hoạt, cảm xúc…
– Thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh: sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung khiến cho lượng estrogen được tiết ra ngày càng ít. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều dấu hiệu khó chịu thường gặp ở chị em phụ nữ giai đoạn này: nếp nhăn, nám da, bốc hỏa, giảm ham muốn.

Phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa như: Viêm nhiễn cổ tử cung, âm đạo … cũng là nguyên nhân gây  suy giảm nội tiết tố.

Ngoài ra có 1 số tác nhân bên ngoài:

-Một số loại thuốc tránh thai có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố.

-Áp lực tinh thần quá lớn khiến lượng nội tiết phụ nữ bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng, stress, ít ngủ kéo dài gây suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có estrogen. Kết quả sẽ dẫn đến tăng cân, gây chóng mặt , nóng bừng… vùng kín khô khan, giảm ham muốn, loãng xương…

-Dung nạp vào cơ thể quá nhiều hóa chất độc hại

Thức ăn bẩn, nhiều thuốc trừ sâu, môi trường, vật dụng, mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại… cũng là yếu tố có thể làm rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Nếu bạn thích gắn bó với thức ăn đóng hộp, nguy cơ càng cao vì hầu hết các loại hộp chứa thực phẩm được phủ một lớp nhựa có chứa bisphenol A, chất hóa học có thể làm rối loạn estrogen trong cơ thể.

Hậu quả của mất cân bằng nội tiết tố nữ

Việc thiếu hụt hoặc suy giảm nồng độ estrogen là hệ quả của quá trình lão hóa tất yếu không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách làm chậm quá trình lão hóa và bổ sung estrogen đúng đắn, người phụ nữ sẽ chế ngự được những rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý mà cơ thể gặp phải.

Cách bổ sung nột tiết tố khoa học

Duy trì lối sống khoa học giúp cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh

– Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học: Để lão hóa không đến sớm khiến cho lượng estrogen trong máu sụt giảm nhiều ngay khi còn trẻ, chị em cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, tránh stress, không thức khuya sau 11 giờ, duy trì giấc ngủ đầy đủ từ 7-8h mỗi ngày, giữ cho tinh thần thoải mái và luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý, tránh tập quá nặng.

– Thực hành một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Bằng cách hạn chế béo, ngọt và thay vào đó là ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ, giàu vitamin C như: kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, chuối, măng tây, cà rốt, súp lơ, ngô, đậu…  bổ sung các thức ăn giàu caroten như: ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải đường, rau bồ công anh, bắp cải, bí đỏ… và các thực phẩm giàu vitamin nhóm B: gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ sẽ rất tốt trong việc tăng cường estrogen.

Đặc biệt, tập trung lựa chọn các thực phầm chứa chất tương tự estrogen trong cơ thể phụ nữ, giúp tăng estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên như: các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây…

Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và khoa học, phụ nữ hiện đại hoàn toàn có thể lựa chọn các giải pháp bổ sung nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu hụt và suy giảm nội tiết tố nữ estrogen. Hiện tại, có 2 cách bổ sung nội tiết tố estrogen phổ biến:

– Bổ sung estrogen tổng hợp: (thuốc Tây): là cách bổ sung estrogen trực tiếp, nhanh chóng nhất mà bất cứ phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng mua về dùng thông qua đường tiêm truyền hoặc uống. Tuy nhiên, hiệu quả tức thì đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ không mong muốn như: dị ứng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nguy hiểm hơn, nếu dư thừa lượng estrogen tổng hợp mà không có khả năng tự đào thải, có thể gây ung thư, gây đột quỵ… Vì vậy cần thận trọng, phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Có những trường hợp không được phép xử dụng như phụ nữ trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh ung bướu, tim mạch, gan…

– Bổ sung estrogen từ thảo dược tự nhiên: Việc sử dụng thảo dược giúp cơ thể tự sản sinh estrogen là hướng đi an toàn và hiệu quả hiện nay thay cho các liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp. Và trong số các dược liệu  được sử dụng tăng cường estrogen hiện nay thì Sâm tố nữ đã trở thành trung tâm của các đề tài nghiên cứu, chứng minh công dụng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên an toàn, nhanh chóng và vượt trội, cải thiện đáng kể các triệu chứng tiêu cực do thiếu hụt estrogen mang lại”.

 

Tin tức liên quan

16.092020

Hiệu quả vượt trội của Propolis M.E.D® – Italy với bệnh lý đường hô hấp

Propolis M.E.D® là keo ong đã được đăng ký bản quyền từ B. Naturl – Italy và được nghiên...
13.112019

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong...
12.112019

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường. Rối loạn...
05.102019

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHỨNG MẤT NGỦ

Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc...
05.102019

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng trở nên phổ biến...
05.102019

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây...
20.062019

Rối loạn tuần hoàn não và cách phòng tránh

Thế nào rối loạn tuần hoàn não? Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một...
20.062019

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gút

Bệnh Gút là gì? Bệnh Gút (gout) là một loại viêm khớp đặc trưng, là căn bệnh rối loạn...