WHO: Bệnh sởi bùng phát ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

WHO: Bệnh sởi bùng phát ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

20 Tháng Sáu, 2019 - 864 lượt xem

Trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi một bác sỹ người Ba Tư định danh được căn bệnh này.

ttxvn benh soi co dau hieu tang nhanh o cac tinh phia nam 389341

Một bệnh nhi mắc sởi, phát ban ở chân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là một thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi một bác sỹ người Ba Tư định danh được căn bệnh này vào thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên.

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn từ WHO cho biết tính đến hết tháng 3, cơ quan này đã nhận được báo cáo từ 172 quốc gia về 112.163 ca nhiễm sởi trên toàn thế giới, cao hơn hẳn so với con số 28.123 ca của cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt, số ca mắc sởi tại châu Phi trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng tới 700% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng tại Madagascar – một trong những nước nghèo nhất Lục địa Đen, từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019, tổng cộng đã có gần 67.000 ca mắc bệnh sởi và hơn 920 trường hợp tử vong.

[New York quy định không tiêm vắcxin phòng sởi bị phạt 1.000 USD]

WHO nhận định xu hướng mắc sởi gia tăng đang diễn ra ở cấp độ toàn cầu và tại cả các quốc giàu có – nơi tỷ lệ tiêm vắcxin thường cao. Chẳng hạn Nhật Bản từng được WHO tuyên bố xóa sổ bệnh sởi, tuy nhiên hơn 200 ca nhiễm sởi được ghi nhận kể từ đầu năm nay. Tương tự, Mỹ cũng ghi nhận hơn 300 ca mắc sởi trong những tháng đầu năm 2019 mặc dù trước đó tuyên bố đã xóa sổ bệnh này từ năm 2000.

Hôm 14/2, WHO cũng đã bày tỏ lo ngại cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang bị thụt lùi trong bối cảnh số ca mắc phải căn bệnh này trên thế giới đã tăng gần 50% trong năm 2018.

Theo thống kê, trong năm 2018, có khoảng 230.000 người bị mắc bệnh sởi và khoảng 136.000 đã tử vong vì căn bệnh này.

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

Bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc nước mũi, nước bọt người bệnh. Bệnh sởi có thể gây mất thính lực, rối loạn chức năng não ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh./.

Tin tức liên quan

25.062020

ABIPHA GROUP TỔ CHỨC HỌP TRÌNH DƯỢC VIÊN OTC KHU VỰC MIỀN BẮC 2020

Theo kế hoạch hàng năm tại Dược phẩm Abipha Group sẽ tổ chức họp mặt Trình Dược Viên để...
22.012020

THƯ CHÚC TẾT CANH TÝ 2020

 
20.062019

ISOPHARCO HỌP VÀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC SẢN PHẨM TRÌNH DƯỢC VIÊN 03 MIỀN

Trong các ngày 21-22, 23-24, 27-28 tháng 03 vừa qua, Công ty TNHH TM ISOPHARCO đã tổ chức họp...
20.062019

HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH 2016 VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH 2017

Ngày 16/12/2016, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức họp tổng kết kinh doanh năm 2016 và...
20.062019

DU LỊCH VÀ HỌP TỔNG KẾT KINH DOANH MIỀN TRUNG 2017 

Ngày 24 – 26/11/2017, Công ty TNHH Thương Mại ISOPHARCO đã tổ chức chương trình du lịch và họp...
20.062019

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương -nguyên nhânhàng...
20.062019

Chung tay phòng chống kháng thuốc

Việt Nam, một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện sáng kiến...
20.062019

Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm  ở mô gây ra bởi ấu trùng  (cysticercus)...